Rầy phấn ( Allocaridara malayyensis) cũng nằm trong số các loài sâu bệnh gây hại nguy hiểm trên cây sầu riêng. Chúng thường hay chích hút các lá và đọt non làm cho lá bị biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, làm cho cành cây bị khô khiến cho hiệu suất thu hoạch của vườn cây bị giảm sút nặng nề. Vậy rầy phấn có đặc điểm gì? Tác hại như thế nào? Và có cách gì để phòng trừ rầy phấn cho sầu riêng dona hay không? Xin mời bà con cùng vien eakmat tham khảo bài viết sau đây để trả lời những câu hỏi trên.
Quý khách có thể đến trực tiếp mua cây giống tại Thôn 10 – Xã Hòa Thắng – TP Buôn Ma Thuột – Dak Lak hoặc liên hệ số HOTLINE 0966 251 786.
Phòng trừ rầy phấn cho cây Sầu Riêng đạt năng suất tối ưu
Đặc điểm của rầy phấn
- Rầy phấn sở hữu cánh trong suốt, mình có màu vàng, hình thái của chúng khá nhỏ, chỉ khoảng 2,5 – 3mm đối với những con đã trưởng thành.
- Chúng hay đẻ trứng lên những lá non, khi mới đẻ, trứng có màu vàng, sau một thời gian thì chuyển sang màu nâu. Trứng của chúng thường tập trung thành 1 chùm, khi ấu trùng nở ra sẽ xâm hại các mô lá. Hình thái bên ngoài của ấu trùng được phủ một lớp sáp mỏng, các thua sáp kéo dài xuống cuối thân. Ấu trùng khi lớn lên và trưởng thành sẽ có cánh, giúp chúng di chuyển thuận lợi và nhanh hơn. Vậy nên cần phải phòng trừ rầy phấn cho cây Sầu Riêng để tránh việc chúng lây lan rộng và nhanh hơn.
Tập tính của loài rầy phấn
- Mùa khô là lúc rầy phấn xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ nhất, khả năng lây lan cao. Với số lượng nhiều và ngày càng tăng lên sẽ có nguy cơ phát triển thành dịch.
- Rầy phấn thường tập trung nhiều nhất là ở mặt dưới của lá, và tập trung thành từng đám màu trắng đục, nhất là ở các đọt non.
Tác hại của rầy phấn đối với cây Sầu Riêng
- Khi mới bị rầy phấn xâm hại thì ở phía dưới lá cây sẽ có những đốm vàng, và ngày càng phát triển với mật độ nhiều hơn. Chúng chích hút hết nhựa làm cho lá trở lên biến dạng, thưa thớt, quăn queo, những đọt non bị rụng đi và làm khô ngọn. Vậy nên khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh thì chúng ta cần phải áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ rầy phấn cho Sầu Riêng.
- Đối với giống sầu riêng Dona thì khi bị rầy bông tấn công sẽ không phát triển, còi cọc, cây không thể ra hoa, tỷ lệ đậu trái thấp, nếu có trái thì cũng bị sượng, chất lượng kém nên bà con cũng nhanh chóng xử lý kịp thời bệnh cho cây.
Cách phòng trừ rầy phấn cho Sầu Riêng
- Mọi người cần lưu ý hơn khi bổ sung phân bón và nước hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để cây nhận được nguồn dưỡng chất và phát triển tốt nhất. Chú ý tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ để độ mùn trong đất tăng cao. Ở các tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nên duy trì một lớp cỏ để giữ độ ẩm cho cây trong mùa khô.
- Khi tưới nước, có thể dung vòi phun thẳng lên tán lá để hạn chế hoạt động của rầy dưới bề mặt lá.
- Tận dụng vào các con vật là kẻ thù của rầy như nhện, bọ rùa Coccinella, Chrysopa sp, các loài ong kí sinh để chúng loại trừ trứng rầy.
- Vào ban đêm, ta sử dụng bẫy đèn màu vàng thu hút rầy để tiêu diệt.
- Với tốc độ sinh sản cao, cùng khả năng di chuyển nhanh nhạy, nên cần phải chú ý phòng trừ rầy phấn cho Sầu Riêng ngay khi phát hiện ra. Khi rầy đã phát triển nhiều thì có thể dùng các loại thuốc hoá học như: Applaud, Basudin, Supracide, Bassa,… để diệt rầy. Lưu ý sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn và phun kỹ ở dưới bề mặt lá để thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn.
Vườn ươm thôn 10, xã Hoà Thắng rất vui khi được cung cấp những thông tin phòng ngừa căn bệnh rầy phấn Sầu Riêng trên. Hy vọng, bà con nông sẽ có thêm kinh nghiệm, kỹ năng để đối phó với loại sâu bệnh này để chăm sóc và thu được năng suất cao nhất.
Bà con tham khảo thêm giống sầu riêng ri6.
Quý khách có thể đến trực tiếp mua cây giống tại Thôn 10 – Xã Hòa Thắng – TP Buôn Ma Thuột – Dak Lak hoặc liên hệ số HOTLINE 0966 251 786.