,

Cách trồng và chăm sóc mít không hạt cho năng suất cao

Đăng bởi

Để cây mít sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao thì bà con nông dân cần phải biết cách trồng đúng kỹ thuật và chăm sóc mít không hạt. Bên dưới đây là nội dung hướng dẫn chi tiết cách thức trồng và chăm sóc chi tiết bà con nên tham khảo để áp dụng theo.

Tiêu chuẩn chọn giống

cách chăm sóc mít không hạt

Cây giống mít không hạt hiện nay được nhân giống phổ biến bằng hình thức ghép và chiết cành. Khi mang cây đi trồng bà con nên chọn những cây giống khỏe mạnh có khả năng kháng sâu bệnh tốt có chiều cao 50cm trở lên để trồng.

Thời vụ lẫn tiêu chuẩn trồng mít không hạt

Thời vụ trồng mít không hạt bà con có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất bà con nên trồng vào thời điểm mùa mưa. Bởi lúc này khí hậu rất thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển mà hộ trồng cũng không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc và tưới cây.

Chuẩn bị đất để trồng cây

Vùng đất trồng phải tơi xốp, cây không chịu đựng được những vùng đất ngập úng. Kích thước hố trồng 60x60x60 khoảng cách trồng giữa cây với nhau là 6m, mỗi hố trồng nên bón lót một lượng phân chuồng trộn chung với phân lân trước khi trồng. Không trồng cây quá sâu và cũng không quá cạn, tưới nước duy trì độ ẩm cho cây 30 ngày sau khi trồng để cây bén rễ.

Chăm sóc mít không hạt

chăm sóc mít không hạt

Tưới nước: Vì đặc tính mít không hạt không chịu đựng được ngập úng nên lượng nước tưới vừa đủ để cây phát triển, di trì việc tưới nước đầy đủ vào mùa khô. Nước tưới phải là nước sạch không bị nhiễm kim loại nặng, vào thời điểm mùa khô nên tăng lượng nước lên và mùa mưa thì chú ý thoát nước tốt để tránh ngập úng.

Cắt tỉa cành tạo tán

Trong cách công đoạn chăm sóc cây mít không hạt thì việc tỉa cành tạo tán cũng khá quan trọng. Bạn chỉ nên để 3 cành cấp 1 đối xứng với nhau như vậy cây sẽ phát triển. Nên loại bỏ những cành cấp 1 mọc dày có chen chúc lẫn nhau nhằm tạo độ thông thoáng cho vườn cây.

Ở tầng cành cấp 1 bạn nên tỉa thêm khoảng 3 cành cấp 2 và tỉa thêm vài cành cấp 3. Mục đích cuối cùng là để giúp cây trưởng thành có bộ tán cân đối thoáng, như vậy trái sẽ phân bố đều và phòng tránh được sâu bệnh nữa.

Giai đoạn cây cho trái bói không nên để nhiều mà nên tỉa bỏ bớt, mỗi thân chỉ để lại 2 quả. Như vậy cây sẽ tập trung được chất dinh dưỡng nuôi trái to và đẹp.

Bón phân cho mít không hạt

trồng và chăm sóc mít không hạt

Trong những năm trồng và chăm sóc mít không hạt đầu bà con cần bón bổ sung thêm phân NPK cho cây. Liệu lượng bón là 2 tháng 1 lần và lần đầu nên bón chừng 50g/ gốc và những lần sau nên tăng thêm lượng phân bón lên chừng 20%.

Khi cây được 2 năm tuổi hộ nông dân nên tiếp tục bón phân NPK với lượng 1,5kg và chia ra nhiều lần bón trong năm.

Cách thức bón phân hộ trồng có thể bón trực tiếp vào gốc hoặc là rải xung quanh gốc. Vị trí cách gốc cây chừng khoảng 30cm để không bị ảnh hưởng do phân bốc lên. Thời điểm sau 1 năm trồng cây sẽ bắt đầu cho trái bói và thời điểm này cần tiến hành tỉa và ngăn không cho cây quá phát triển chiều cao quá 5m. Trái đậu dày nên tỉa thưa đi một chút để cây tập trung nuôi dưỡng trái khỏe mạnh hơn nữa.

Ngoài ra việc chăm sóc và phòng chống sâu bệnh gây hại cho mít không hạt cũng cần được chú ý. Mặc dù mít dễ trồng, dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh nhưng cũng cần chăm sóc và phun thuốc đúng liều lượng để cây khỏe mạnh kháng lại sâu bệnh gây hại.

Thu hoạch và bảo quản mít không hạt

Thời gian chín của mít không hạt lâu hơn so với những giống khác, nhưng độ ngon ngọt về phẩm chất thì vượt trội hơn so với những giống mít khác. Thời điểm khi cây ra hoa kết trái lẫn thu hoạch cây sẽ mất 5 tháng, khi chín mít có hương thơm nhẹ nhàng cùng với những chiếc gai nở thật to, vỗ bên ngoài nghe bồm bộp là được. Khi chín mít chuyển từ màu sắc xanh sang vàng tươi, dùng dao cắt ngang cuống rồi cho vào nơi râm mát bảo quản khoản 4 ngày sau mít sẽ chín.

Toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc mít không hột khá đơn giản. Bà con nông dân nên học hỏi và áp dụng để chăm sóc vườn cây ăn trái của mình cho trái sai năng suất cao bán được giá.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết