,

Kỹ thuật trồng cà phê cho năng suất cao nhắt

Đăng bởi

Cà phê là giống công nghiệp được trồng tại khá nhiều nơi, tuy nhiên có nhiều và đa dạng hơn cả chính là tại vùng Tây Nguyên. Với điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp, cà phê đang là loại cây giúp người dân nơi đây vươn lên ổn định đời sống kinh tế. Sau đây là kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyênvien eakmat chúng tôi muốn chia sẻ với bà con.

kỹ thuật trồng cà phê ở Tây Nguyên

Quý khách có thể đến trực tiếp mua cây giống tại Thôn 10 – Xã Hòa Thắng – TP Buôn Ma Thuột – Dak Lak hoặc liên hệ số HOTLINE 0966 251 786.

Yêu cầu về khí hậu và thổ nhưỡng trong kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên

Điều kiện khí hậu

  • Với mỗi loại giống cà phê thì sẽ có yêu cầu về điều kiện khí hậu khác nhau, ví dụ như:
  • Giống cà phê vối, cà phê mít ưa chuộng với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24 – 26 độ C, lượng mưa trung bình 2000mm/năm trở lên.
  • Giống cà phê chè ưa chuộng với khí hậu lạnh vùng cao, cận nhiệt đới, nhiệt độ 20 – 22 độ C, lượng mưa trung bình 1700 – 2000mm/năm.

Điều kiện đất canh tác

  • Với đặc điểm khá dễ tính, không kén đất trồng, nên cây cà phê có thể trồng được với hầu hết mọi loại đất, nhưng đặc biệt loại đất đỏ Bazan ở vùng Tây Nguyên là loại đất thích hợp nhất để cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
  • Nơi trồng cà phê phải có hệ thống thoát nước tốt, tơi xốp, độ pH 5,0 – 6,5. Có tầng canh tác từ 0,8 – 1m, giàu dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ trung bình đến cao. Ngoài ra, cần phải cải tạo lại đất đã trồng cà phê lâu năm bằng cách cày đất kỹ càng, phơi đất rồi canh tác vài vụ hoa màu trước khi trồng lại cà phê.

kỹ thuật trồng cà phê ở Tây Nguyên

Yếu tố ánh sáng và gió

  • Nên trồng thêm những cây che gió ở xung quanh vườn hay xen kẽ với các hàng cà phê trong giai đoạn cây còn đang phát triển và lúc trổ hoa.
  • Cà phê là cây thích ánh sáng tán xạ nên trồng xen canh với cây bơ, hoặc trụ tiêu sẽ hạn chế ánh sáng trực tiếp cho cây.

Mật độ trồng cà phê phù hợp

  • Cũng tương tự như điều kiện khí hậu, mỗi loại cà phê lại có một khoảng cách trồng cà phê con khác nhau:
  • Đối với giống cà phê mít: khoảng cách phù hợp là 3 x 3m (1.118 cây/ha) nếu đất tốt và bằng phẳng, khoảng cách 3 x 2,5m (1.330 cây/ha) với đất trung bình và dốc.
  • Đối với giống cà phê mít: khoảng cách 5 x 5m hoặc 7 x 7m (700 cây/ha).
  • Đối với giống cà phê chè: khoảng cách 2 x 1m ( 4000 – 5000 cây/ha)

kỹ thuật trồng cà phê ở Tây Nguyên

Cách trồng cà phê con ở Tây Nguyên

  1. Chuẩn bị trồng cây
  • Các hộ trồng cà phê nên đào hố trồng trước, rồi trộn 10 – 20kg phân chuồng đã mục, 1 kg phân hữu cơ sinh học HVB, 0,2kg phân khoáng vi lượng, 0,3 – 0,5kg phân lân, 0,5kg vôi với lớp đất mặt, sau đó lấp đầy hố có kích thước 60 x 60 x 60cm đã chuẩn bị trước đó 1 tháng
  1. Thực hiện trồng cây
  • Tuỳ theo kích thước của bầu ươm mà bà con tạo một lỗ chính giữa hố đã chuẩn bị, đường kính lớn hơn bầu 10cm, sâu tầm 30cm.
  • Các bạn lưu ý phải nhẹ tay xé lớp bao nilon của bầu ươm để tránh bầu bị vỡ. Đặt cây vào chính giữa lỗ theo chiều thằng đứng, mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm.
  • Từ từ lấp đất lại rồi nén chặt xung quanh, sau đó tiến hành vét bồn quanh gốc với đường kính 1 – 1m2, tạo thành bờ để tránh mưa xuống lấp mất cây con.

Trên đây là những kỹ thuật trồng cà phê ở Tây Nguyên đơn giản, các hộ trồng vẫn cần tìm tòi, học hỏi thêm nhiều kiến thức khác để cho sản lượng hàng năm cao hơn và chất lượng sản phẩm  ngày càng đậm đà hơn. Các bạn có thể tới tham quan tại vườn ươm thôn 10, xã Hoà Thắng để được tư vấn cách chọn hạt giống cà phê và thêm nhiều kinh nghiệm cũng như có thể dễ dàng lựa chọn cho mình được giống cây cà phê khỏe mạnh nhất.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Quý khách có thể đến trực tiếp mua cây giống tại Thôn 10 – Xã Hòa Thắng – TP Buôn Ma Thuột – Dak Lak hoặc liên hệ số HOTLINE 0966 251 786.